Can dien tu, cân điện tử, can, candientu
Dư luận xã hội gần đây rất quan tâm đến thông tin Bộ GTVT sẽ cho hoạt động trở lại hệ thống các trạm cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới trên các quốc lộ. Trong bối cảnh xe chở quá tải đang ngày một trầm trọng trên các tuyến đường bộ, song dư âm của những vụ việc tiêu cực ở các trạm cân xe mấy năm trước đây còn chưa lắng xuống, vấn đề này sẽ được cơ quan chức năng giải quyết như thế nào?
Báo GTVT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Tiến - Chánh Thanh tra Cục ĐBVN về vấn đề này.
PV: Khôi phục lại hoạt động hệ thống trạm kiểm tra tải trọng xe trên các quốc lộ - Có phải là đang có đề xuất về vấn đề này và theo ông có những căn cứ nào để đề xuất?
Ông Lê Ngọc Tiến: Đầu tháng 7/2006 Cục ĐBVN đã có văn bản trình lãnh đạo Bộ GTVT, tiếp tục đề xuất khôi phục lại hoạt động của hệ thống kiểm tra tải trọng xe trên quốc lộ. Báo cáo của tất cả các đơn vị QLĐB về thực trạng đường sá và lưu hành xe trên đường cho thấy, tình trạng chở quá tải đang diễn ra nghiêm trọng trên tất cả các tuyến đường, cả về mức độ chở quá tải và số lượng xe chở quá tải.
Báo cáo của Tư vấn CONSIA trong đề tàinghiên cứu “ATGT Việt Nam giai đoạn 2 và quản lý tải trọng đường bộ” thuộc dự án WB3, vừa qua cho thấy: Tất cả các xe tải đều có khuynh hướng chở quá tải. Trên QL3, 28% xe chở quá tải, xe chở quá tải trọng trục nhiều nhất lên tới 90%.
Còn khảo sát trên QL5 mới đây nhất, vào tháng 5/2006, có đến 30% xe chở quá tải 200%. Chính tư vấn này cũng đã đề xuất phải khôi phục ngay hoạt động của ít nhất 18 trạm cân xe.
Vấn đề cần kiểm soát chặt chẽ tải trọng trục xe đến nay đã đặt ra rất bức xúc để bảo vệ hệ thống đường sá và đảm bảo ATGT, song đồng thời không để xảy ra tiêu cực.
PV: Trước đây, các trạm cân xe đã hoạt động rất kém hiệu quả, tiêu cực tràn lan làm xã hội rất bức xúc: xe không quá tải cũng bị vẫy vào cân, nhưng quá tải rồi thì lại làm luật để không bị xử phạt. Vậy khi khôi phục trạm cân sẽ phải có những thay đổi rất cơ bản trong hoạt động này?
Ông Lê Ngọc Tiến: Đúng vậy, chúng tôi xác định chỉ khi chuẩn bị được đầy đủ các yếu tố cần thiết để đảm bảo khoa học và minh bạch hoạt động cân xe, kiểm soát ngăn ngừa được tối đa các hành vi tiêu cực, việc kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ mới được tiến hành.
Chúng tôi xác định là tiến hành việc này không thể quá nôn nóng. Một lộ trình công tác thích hợp đã được chúng tôi xây dựng và đề xuất lên lãnh đạo Bộ GTVT từ năm 2004.
Với lộ trình này, việc khôi phục hệ thống gồm 15 trạm cân xe sẽ được bắt đầu bằng việc thí điểm 1 đến 2 trạm cân, gồm 3 bước, (chúng tôi đề xuất thí điểm trạm Dầu Giây).
Trong đó, bước 1 sẽ phải chuẩn bị chu đáo về con người và trang thiết bị. Hệ thống trang thiết bị cân xe sẽ được hiện đại hoá, tự động hoá hoàn toàn. Hệ thống này sẽ gồm 1 thiết bị cảm biến đặt trên đường như một trạm cân động, có khả năng lưu giữ số liệu về biển số, tải trọng tất cả các phương tiện cơ giới lưu thông trên đường, phát hiện xe chở quá tải và báo về trạm cân xe phía trước, đặt cách đó khoảng 500 mét. Xe có tải trọng không vượt quá quy định vẫn lưu thông bình thường, không phải thay đổi tốc độ.
Chỉ các xe chở quá tải mới vào trạm cân. ở đây, thiết bị cân sẽ cân xe trong trạng thái tĩnh để cho số liệu chính xác về tải trọng trục xe. Số liệu này được lưu trữ tự động, đồng thời được in ra cho lái xe và thanh tra giao thông, làm căn cứ để ra quyết định xử phạt.
Nhân viên trạm cân là người của đơn vị quản lý đường bộ, hưởng lương của đơn vị này và chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn xe vào cân (chúng tôi quan niệm trạm cân chính là công cụ của đơn vị quản lý đường sá). Thanh tra giao thông đường bộ (không trực tiếp cân xe) là lực lượng độc lập, hưởng lương của bộ máy thanh tra, có trách nhiệm ra quyết định xử phạt và kiểm tra hoạt động của nhân viên trạm cân.
Việc thành lập lại Thanh tra giao thông đường bộ và tiêu chuẩn hoá Thanh tra viên với yêu cầu rất cao: tốt nghiệp đại học, được tập huấn nghiệp vụ, do Bộ trưởng Bộ GTVT trực tiếp bổ nhiệm hàm Thanh tra viên, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, sẽ giúp lực lượng này đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.
Bước 2 sẽ được tiến hành song song bước 1, đó là tuyên truyền vận động trong xã hội để người dân và đặc biệt là giới vận tải nắm được toàn bộ thông tin về con người và cơ chế hoạt động của trạm cân xe, bố trí hệ thống các trạm cân, để có được sự đồng tình ủng hộ tích cực nhất.
Bước 3 sẽ đề nghị cho thử nghiệm cân xe ở Dầu Giây trong 1-2 tháng. Trong thời gian này chỉ cân và hạ tải, chưa ra quyết định xử phạt.
PV: Vậy thưa ông, khi nào thì có thể tuyên bố các yếu tố con người và thiết bị hiện đại hoá trạm cân đã sẵn sàng, khi nào trạm cân đầu tiên sẽ chính thức hoạt động? Và sau đó, khi nào thì cả hệ thống có thể hoạt động?
Ông Lê Ngọc Tiến: Cục ĐBVN đã xây dựng Đề án hiện đại hoá hệ thống kiểm soát tải trọng xe cơ giới trên các quốc lộ và trình Bộ trưởng Bộ GTVT từ năm 2004. Bộ trưởng Bộ GTVT lúc đó cũng đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ lúc đó đã có văn bản chấp thuận chủ trương hiện đại hoá các trạm cân. Còn hiện nay sẽ chờ Bộ GTVT và Chính phủ quyết định.
Thời điểm này, về con người và máy móc thiết bị cho trạm cân, chúng tôi đã có sự chuẩn bị và tìm hiểu rất tích cực. Vấn đề chính hiện nay là nguồn vốn đầu tư. Việc đầu tư cho mỗi trạm cân hiện đại như vậy, tính riêng thiết bị, sẽ khoảng 10 tỉ đồng mỗi trạm.
Hệ thống trạm cân, theo đề xuất của Cục ĐBVN trước mắt cần 15 trạm cho gần 10.000 km quốc lộ do Cục ĐBVN chịu trách nhiệm. Như vậy cần có trên 150 tỉ đồng cho hoạt động này. Đây là số tiền lớn, mà vốn đầu tư hiện cấp cho bảo trì đường bộ mỗi năm không thể đáp ứng được. Do đó, tiến độ đến nay hoàn toàn phụ thuộc vào việc bố trí nguồn vốn của Chính phủ và Bộ GTVT.
cân điện tử,cân,can dien tu, Candientu
Nguồn tin : Candientuvietnam.com
Văn Phòng : Số 2628 - HH3A - Linh Đàm - Hà Nội
Chi nhánh Hồ Chí Minh: C124 Thới An, Đường Lê Thị Riêng,p.Thới An, Quận 12
Handphone: 09.7642.9999- 08.3907.9988
dongduong@candongduong.com