Trạm cân điện tử Dầu Giây (Đồng Nai): Liên tục hư hỏng các thiết bị
Có những tài liệu chứng minh trạm cân điện tử Dầu Giây rất thường bị trục trặc, điều đó đồng nghĩa với việc xe quá tải cứ vô tư qua trạm. Thế nhưng, lãnh đạo có trách nhiệm về trạm cân này lại luôn khẳng định không có vấn đề gì đáng kể.
xung quanh thông tin về tình trạng thiết bị cân ở trạm cân Dầu Giây “có vấn đề”, ông Nguyễn Thuận Phương - tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ 7 (KQLĐB7 - đơn vị quản lý trạm cân Dầu Giây) - vẫn chắc nịch: “Hoạt động tốt”. Trả lời câu hỏi có hay không tình trạng xe tải vào làn xe khách để né trạm nhưng hệ thống của trạm không báo động, ông Phương cho rằng “cả hai làn xe đều có thiết bị, xe nào đi qua cũng cân được hết”.
Về tình trạng xe qua cân động nhưng biển báo điện tử không nhảy số xe, trọng tải, ông Phương bác bỏ và nói “làm gì có chuyện đó”. Ông Phương cũng nói không có chuyện máy tính của trung tâm điều hành thường xuyên bị treo. Liên quan đến vấn đề có hay không việc một số người can thiệp vào hệ thống để phục vụ mục đích cá nhân, ông Phương nói: “Cho đến nay không có trường hợp nào bị phát hiện có hành vi tiêu cực”.
Thực tế cho thấy mọi cái chưa hẳn như ông Phương nói.
Hết hư cái này đến hư cái khác
Theo tài liệu của Tuổi Trẻ có được, hệ thống cân tự động (cân sơ bộ trước khi vào bàn cân tĩnh) vẫn xảy ra tình trạng “điếc” triền miên nên không thể truyền được dữ liệu của phương tiện về hệ thống. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này là do máy tính và biển quang báo điện tử hoạt động không ổn định. Như vậy có nghĩa hệ thống không nhận diện được xe, không phát tín hiệu liên quan đến tải trọng (nếu dư tải).
Tương tự, hệ thống cân tĩnh tại trạm cân thỉnh thoảng xảy ra tình trạng treo máy nên không thể cân xe, dẫn đến việc ứ đọng nghiêm trọng ở trạm cân, gây phiền hà cho doanh nghiệp, chủ xe. Một chủ xe cho biết trong tháng 4-2009, xe của anh bị cảnh sát giao thông hướng dẫn vào cân tĩnh (sau khi cân động báo quá tải) nhưng phải chờ hàng giờ mới được cân xe “vì nghe nói máy tính bị hư”.
Hệ thống đầu não của trạm cân là phòng máy trung tâm cũng liên tục rơi vào tình trạng... treo máy, làm toàn bộ hệ thống bị tê liệt. Nguyên nhân là do máy tính của phòng trung tâm bị sự cố, nhân viên của trạm không thể khắc phục vì “chưa được chuyển giao công nghệ đầy đủ”. Mỗi lần phòng máy trung tâm bị sự cố, hoạt động trạm cân phải tạm ngưng hàng giờ để chờ người của nhà thầu đến khắc phục.
Trong những ngày có mặt tại trạm cân Dầu Giây, chúng tôi thường xuyên nhận thấy các biển báo điện tử (khi xe qua cân động nếu dư tải thì biển điện tử hiện lên biển số xe, tổng tải trọng, phát tín hiệu dư tải để cảnh sát giao thông hướng dẫn vào bàn cân tĩnh) liên tục cà giựt và mất tín hiệu. Do đó, xe dư tải cứ thế mà bình yên qua trạm. Một cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên tuyến quốc lộ 1A cho biết nhiều khi xe taxi chạy qua thì hệ thống báo dư tải hú liên tục (thông báo xe quá tải), nhưng khi xe chở quá tải bò qua trạm thì lại im re. Giải thích về vấn đề này, KQLĐB7 cho rằng do chất lượng biển báo điện tử “chưa bảo đảm yêu cầu dự án, thường xuyên bị chạm, chập do trời mưa, ẩm ướt”.
Nhà thầu “quăng cục lơ”
Theo tìm từ khi hoạt động đến nay (1-3-2009), phần mềm của hệ thống quản lý, điều hành trạm cân liên tục có vấn đề. Trong một báo cáo gửi Cục Đường bộ VN, KQLĐB7 cho rằng một số phần mềm chưa đáp ứng được thực tế và nhu cầu quản lý. Đơn cử, tại cân tĩnh để cân xe không qua cân động, phòng máy trung tâm không trích được dữ liệu về xe tải, xe không qua nhận dạng (biển số, xe tải lưu thông vào làn xe hai bánh...) để làm cơ sở xử lý.
Theo KQLĐB7, đơn vị này đã nhiều lần yêu cầu nhà thầu khắc phục, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống, phần mềm; cử người có chuyên môn có mặt thường xuyên tại trạm cân để theo dõi hoạt động của hệ thống thiết bị cho đến hết thời gian thí điểm (sáu tháng) nhưng nhà thầu là Công ty cổ phần công nghệ tự động Trí Việt (nhà thầu Trí Việt) không đáp ứng. KQLĐB7 đã có báo cáo với Bộ GTVT và đề nghị phải có biện pháp về kinh tế đối với nhà thầu Trí Việt.
Tuy nhiên, trao đổi về chất lượng của phần mềm điều hành trạm cân, ông Nguyễn Thuận Phương vẫn khăng khăng: “Phần mềm của nhà thầu Trí Việt cung cấp chạy tốt”. Dù vậy, ông Phương cũng nhìn nhận: “Có một số trục trặc như biển báo điện tử hiển thị xe quá tải đôi khi chập chờn. Lúc đầu là do đứt đường truyền từ hệ thống camera về trung tâm điều khiển nên phải mất mấy ngày để thay. Biển hiển thị biển số xe do mưa gió nên bị trục trặc”.
Trả lời câu hỏi trong thời gian bảo hành thì người của nhà thầu Trí Việt có mặt ở trạm cân để khắc phục các sự cố xảy ra hay không, ông Phương nói: “Có chứ, đó là nguyên tắc”. Riêng về hợp đồng mua phần mềm, ông Phương nhấn mạnh là “rõ ràng, công khai, minh bạch” theo đúng trình tự pháp luật quy định về đấu thầu.
Hệ thống camera có tỉ lệ sai số?
Ngày 19-5, trạm cân Dầu Giây và vẫn chứng kiến biển báo điện tử chập chờn, đặc biệt là làn xe tải thường xuyên bị “câm”. Trong thời gian này, một số xe tải chở hàng vẫn lách vào đường dành cho xe khách hoặc vào đúng làn cân xe tải nhưng biển báo điện tử vẫn nháy “Mời qua trạm - chúc bình an” và không báo biển số xe.
trạm trưởng trạm cân Dầu Giây Nguyễn Tuấn Đạt khẳng định thiết bị không bị trục trặc. Trả lời câu hỏi vì sao có hiện tượng khi xe tải chở hàng cồng kềnh qua bàn cân thì biển báo điện tử đứng rất lâu và không hiện số xe, ông Đạt nói: “Theo thiết kế, hệ thống camera không thể đọc tất cả biển số xe mà phải có tỉ lệ sai số cho phép, nhưng sai số cho phép là bao nhiêu thì đơn vị thiết kế vẫn chưa cung cấp nên chúng tôi sẽ xin ý kiến và chuyển câu hỏi này đến đơn vị thiết kế.
* Nhưng những ngày qua biển báo điện tử ở làn xe tải rất khác thường, ngừng rất lâu (10-20 phút) khi xe tải chở cồng kềnh đi qua hoặc đi vào làn xe khách?
- Tôi khẳng định đến giờ này hệ thống thiết bị đang ổn định. Còn tình trạng xe tải vẫn chạy lấn đường qua làn xe khách thì đây là một thiếu sót. Thực tế ở hai đầu trạm cân có bốn làn xe đi qua (hai làn xe tải, hai làn xe khách) đều có lắp đặt hệ thống cân động để kiểm tra như nhau nhưng phía ngoài lại gắn biển báo quy định xe khách, xe tải phải đi vào đúng làn.
* Giới tài xế đang hoài nghi chuyện “cò” móc ngoặc với người ở trạm nên mới có thể chỉ đường cho xe chở hàng quá tải đi chầm chậm qua trạm để vô hiệu hóa thiết bị cân?
- Dư luận nêu nhưng tôi nghĩ là không có.
Can dien tu, Cân điện tử, can, candientu
Qduedw Kamagra Msds https://oscialipop.com - cialis professional Uwkwdg online cialis Mcbikh Early prepubescent changes occur when the secondary sexual characteristics appear. Viagra For Female Oddyuw https://oscialipop.com - buying generic cialis online safe Causes Myasthenia gravis is a type of autoimmune disorders. Yfrovy
Văn Phòng : Số 2628 - HH3A - Linh Đàm - Hà Nội
Chi nhánh Hồ Chí Minh: C124 Thới An, Đường Lê Thị Riêng,p.Thới An, Quận 12
Handphone: 09.7642.9999- 08.3907.9988
dongduong@candongduong.com
Gamma-Aminobuttersäure (GABA) ist eine Aminosäure, eine Art chemischer Stoff in Ihrem Körper, der für Ihre Gesundheit und das reibungslose Funktionieren Ihrer Körpersysteme wichtig ist. Die Hauptaufgabe von GABA besteht darin, als hemmender Neurotransmitter zu wirken, d. h. sie blockiert Nachrichten, die zwischen den Nervenzellen und dem Gehirn oder Rückenmark gesendet werden. Insbesondere blockiert GABA bestimmte Nervensignale im Gehirn, um Furcht, Angst und Stress abzubauen. Ohne den richtigen GABA-Spiegel im Körper können sich Erkrankungen wie Angstzustände verschlimmern. https://svetka.info/vad-ar-gaba-tillskott-svenska.html Umgekehrt erhöhen Substanzen, die die Aktivität von GABA hemmen (so genannte Antagonisten), die Gehirnaktivität. Das klingt nur nach einer guten Sache. Die Folgen sind weniger Scarlett Johansson in Lucy, mehr unkontrollierbare Krampfanfälle und Tod.